Luật Vạn Xuân Sở hữu Trí tuệ Nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa


Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, các nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hành ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu nhìn thấy được có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng, và không có khả năng xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ (trừ trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng).

Quyền đối với nhãn hiệu được ghi nhận theo phạm vi lãnh thổ quốc gia, nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam hoặc ở một quốc gia bất kỳ chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam hoặc quốc gia đó. Để được bảo hộ ở một nước ngoài, nhãn hiệu phải được đăng ký hoặc sử dụng ở nước ngoài đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào luật pháp của nước đó quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu

I. Lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Tăng giá trị doanh nghiệp, do xác lập tài sản sở hữu trí tuệ.

Nâng tầm doanh nhân. Đăng ký nhãn hiệu phản ánh người chủ doanh nghiệp đó có tầm nhìn lớn, tổ chức hoạt động bài bản và nghiêm túc trong việc xây dựng và phát triển Công ty lâu dài.

Tăng sự tín nhiệm của các nhà đầu tư, khách hàng, xã hội đối với doanh nghiệp

Được nhà nước bảo hộ. Doanh nghiệp có văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự, hành chính các tổ chức/ cá nhân vi phạm thương hiệu của mình.

Phòng tránh rủi ro bị kiện tụng, tịch thu hàng hoá/ dịch vụ trong kinh doanh. Doanh nghiệp nào chưa đăng ký nhãn hiệu có thể đối mặt với nguy cơ bị buộc tội cung cấp hàng hoá nhái, giả mạo.

Tránh bị đối thủ hạ gục dễ dàng trên thương trường. Với nguyên tắc First to First, ai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước sẽ được nhà nước bảo hộ cho việc sử dụng tên thương hiệu.

II. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt. Không thuộc trường hợp trùng, tương tự với các nhãn hiệu gắn với nhóm, hàng hoá đã được đăng ký.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Dù là cá nhân hay tổ chức ở bất cứ đâu đều có quyền được nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

III. Quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ

Quý khách cần gửi cho chúng tôi mẫu nhãn hiệu do Quý khách thiết kế kèm theo thông tin công.

Chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ thiết kế và hỗ trợ tư vấn về nhãn hiệu cho khách hàng.

Tiến hành ký kết hợp đồng giữa hai bên

Bước 2: Tiến hành tra cứu

Cách 1: Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu của Công ty trên trang IPLIB của cục Sở hữu trí tuệ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Cách 2: Yêu cầu Luật Vạn Xuân tra cứu và đánh giá sơ bộ

Cách 3: Yêu cầu Luật Vạn Xuân kết hợp với Chuyên viên cục sở hữu trí tuệ tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu và đánh giá khả năng đăng ký .

Lúc này, sẽ có 02 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Kết quả tra cứu nhận định rằng Mẫu nhãn hiệu Quý khách ĐẠT và đăng ký được, Công ty chúng tôi sẽ tiến hành các bước tiếp theo để đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Trường hợp 2: Kết quả tra cứu nhận định rằng Mẫu nhãn hiệu Quý khách tương tự, gây nhầm lẫn và KHÔNG ĐẠT, lúc đó, Công ty tiếp tục tư vấn thê3m cho quý khách.

Bước 3: Thiết lập các hồ sơ liên quan và nộp hồ sơ

→ Nội dung: Sau khi thống nhất việc sử dụng Mẫu nhãn hiệu, LUẬT VẠN XUÂN tiến hành soạn thảo hồ sơ và sẽ trực tiếp nộp hồ sơ lên Cục Sở Hữu Trí Tuệ để đăng ký.

Bước 4: Tiến hành theo dõi và thay mặt Quý khách nộp hồ sơ và giải quyết hồ sơ đến khi được Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm: 

Đơn đăng ký nhãn hiệu

Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu nhãn)

Biên lai lệ phí nhà nước

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục sở hữu trí tuệ, địa chỉ 384-386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian giải quyết: T2 – T6, từ 8h-11h và 13h30 -16h.


Luật Vạn Xuân luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ, thực hiện mọi vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của Quý khách hàng trong nước và nước ngoài.

Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 036.747.6668  hoặc gửi Email: luatvanxuan@gmail.com để được giải đáp nhanh nhất.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *